Kỹ thuật chạy

Bật mí bí quyết kỹ thuật chạy dài của "Dị Nhân" Long Marathon

Để đạt "1giờ 08'30/21km" thì ngoài tập luyện đúng phương pháp, nổ lực trong tập luyện thi đấu thì yếu tố giúp Long đạt kết quả tốt là nhờ vào KỸ THUẬT CHẠY. Hiện tại trong chạy bộ đường dài (Marathon) chuyên nghiệp hay phong trào đều chọn cho mình một kỹ thuật chạy cho là tốt nhất, ít bị chấn thương và ít hao tốn năng lượng nhất. Hiện tại chưa có sự thống nhất về kỹ thuật chạy dài, Bản thân Long đã thử các kiểu chạy và đã từng bị chấn thương rất nặng gần như phải từ bỏ môn chạy, nhưng vì niềm đam mê và tương lai không phải gắn liền với nghề nông mãi Long đã quyết tâm tìm ra những kỹ thuật mà phù hợp với Long và thuận theo tự nhiên.

Thật sự khi được biết kỹ thuật của Long hiện tại chưa có sách vở nào ghi cả, nhưng Long cảm thấy nếu kỹ thuật của Long phù hợp với Long thì cũng có thể sẽ phù hợp với những bạn khác, nên hôm nay Long mới viết và phân tích kỹ thuật của Long cho các bạn. 


Phân tích kỹ thuật 

1. Đổ người 


  • Cơ thể luôn giữ ở tư thế đổ ở góc 85°, người giữ thẳng từ Đỉnh đầu xuống Dưới Gót.
  • Không gập bụng, không đẩy bụng về trước.

2. Đánh Tay


  • Tay luôn để vuông góc 90° ở cùi chỏ.
  • Tay đánh không cao hơn ngực, không thấp hơn thắc lưng quần.
  • Hai tay đánh vào giữa tâm người.
  • Hai tay đánh ôm sác vào hông, không đánh hai tay song song và không đẩy cùi chỏ ra ngoài khi đánh tay về sau.

3. Vai

  • Vai giữ khi đánh tay.
  • Hai vai luôn luôn thả lỏng.
  • Không nâng vai lên khi chạy.

3. Chân 

  • Không nâng đùi cao khi chạy vì tốn sức nhanh mỏi.
  • Khi đưa chân về trước lúc chân ở " trên không" gối nằm sau gót, để chân đá về trước một cách tự nhiên không với chân về trước.
  • Chân sau lúc này gối nằm trước gót, ở gối mở góc 140°, không phất gót chân cao sẽ làm nhanh mỏi chân và mất thời gian thu chân.
  • Khi chân trước "chân chạm đất" thì gối luôn luôn nằm trước gót.

4. Bàn Chân Tiếp Đất

  • Gót sẽ chạm đất đầu tiên (dưới gót chứ không phải sau gót), sau đó lăng từ gót qua bàn chân, qua mũi chân và cho tới đầu mũi chân.
  • Khi tiếp đất như vậy thì sẽ giảm chấn khi gót chân tiếp đất, khi phản lực của gót lúc đầu tác động xuống đất phản hồi thì khi lúc này gót đã chuyển qua phần bàn chân thì khi đó phản lực sẽ trở thành hỗ trợ lực để đẩy cơ thể về trước.
  • Khi tiếp đất bằng gót lúc này góc ở cổ chân bị ép (thu từ 90° xuống 85°)lại khi chuyển qua bàn và mũi chân thì khi bị ép lại thì tạo thêm lực đẩy mạnh hơn (theo kiểu lò xo bị ép).

5. Mắt

  • Mắt luôn nhìn thẳng về trước tầm 50m, không cuối đầu, không ngước đầu lên.
  • Khi cuối đầu làm căng phần sau gáy, làm khó thở và làm gập người lại ở phần bụng làm thân trên đè lên gối.
  • Ngước đầu lên làm mỏi cổ và làm thẳng người và đẩy bụng về trước.

6. Tổng Thể

Kết hợp các kỹ thuật lại, khi cơ thể đổ ở góc 85° thì làm cho cơ thể di chuyển về trước một cách tự nhiên không tốn nhiều sức, khi cơ thể đổ về trước đồng thời khi gót tiếp đất sẽ tự chuyển qua bàn và qua mũi chân theo cách tự nhiên.

Lưu ý: 

  • Kỹ thuật chạy bộ không khác gì nhiều với kỹ thuật đi bộ bình thường, đi bộ luôn có một điểm chạm đất, còn chạy có thời gian hai chân ở trên không.
  • Hiện tại giày chạy bộ đường nhựa của nhiều ông lớn như Adidas hay Nike phần giảm chấn và hỗ trợ lực nhiều nhất nằm ở gót, vì vậy gót giày là phần nặng nhất của đôi giày.
  • Mong là kỹ thuật của Long phù hợp với các bạn. Long chúc các bạn chạy vui khỏe ít bị chấn thương nhất.

Bình luận ({{newsComments|number}})