Xử lý chấn thương
Thoát vị đĩa đệm có nên chạy hoặc đi bộ thể dục hay không?
Nếu như trước kia thoát vị đĩa đệm được gọi là bệnh người già, đa số thường gặp ở người cao tuổi trong các vấn đề về lão hóa xương khớp và các mô xương. Nhưng trong một vài năm trở lại đây thì nguy cơ mắc bệnh đã phổ biến ở mọi lứa tuổi. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra sự chèn ép dây thần kinh cột sống, khiến cho bệnh nhân gặp nhiều đau đớn. Một số bài tập thể dục giúp ích cho người bệnh thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên hãy là người hiểu biết trước khi đi bộ hay chạy bộ nhé!
1. Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Có nhiều bệnh nhân cảm thấy đau nhức, khó khăn mỗi khi vận động đi lại, hoạt động thể dục thể thao. Chính điều này khiến nhiều người bệnh có suy nghĩ sai lầm nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động nhiều nhất có thể. Sai lầm này khiến họ không thể cải thiện được tình trạng thoát vị đĩa đệm, mà còn khiến bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Người bị thoát vị đĩa đệm nên thường xuyên vận động thể dục thể thao để cải thiện tình trạng bệnh và sức khỏe.
Đi bộ mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh rất tốt, thay vì nằm nghỉ ngơi tại chỗ. Vận động không những không ảnh hưởng đến tình trạng thoát vị mà còn tác động có lợi đến sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng, bởi nó giúp tăng cường sức mạnh cho hệ thống cơ và xương đặc biệt là các cơ cột sống.
2. Lợi ích của việc đi bộ với người đĩa đệm
Các bài tập thích hợp có thể giúp bạn giảm đau và cải thiện thoát vị đĩa đệm của mình. Khi bạn mắc thoát vị đĩa đệm, bạn có thể cảm thấy việc tập thể dục hoặc các môn thể thao sẽ gây ra đau đớn. Do đó, bạn không thực hiện được đầy đủ các hoạt động thể chất để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên bạn vẫn có thể đi bộ từ tốn.
Phương pháp hoạt động nhịp chậm như đi bộ có thể đem đến cho bạn nhiều lợi ích từ đi bộ, chạy bộ nhẹ giúp cột sống trở nên linh hoạt hơn bởi những chuyển động nhẹ nhàng, của toàn cơ thể sẽ giúp máu và oxy lưu thông dễ dàng đến các hệ cơ quan, giúp giảm thiểu tình trạng cứng cơ khớp.
Khi đi bộ, hệ xương khớp vận động đều đặn sẽ làm giảm gánh nặng lên cột sống như khi đứng yên một chỗ hoặc ngồi. Các nghiên cứu đã chứng minh những người ngoài 60 tuổi thường xuyên đi bộ sẽ giảm nguy cơ loãng xương hơn 2 lần so với người không tập môn thể thao nào cả.
Đi bộ hằng ngày còn giúp các cơ vùng bắp tay, hông và chân trở nên săn chắc hơn. Đi bộ giúp tiêu hao năng lượng, mỡ thừa tích tụ sẽ giảm đi đáng kể đảm bảo cân nặng người bệnh luôn ở mức ổn định tránh những áp lực không đáng có lên cột sống lưng.
Đi bộ chạy bộ nhẹ nhàng cũng là cách tốt để ngăn ngừa các biến chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra như trụy hô hấp, tuần hoàn, suy tim.
3. Cách đi bộ cho người thoát vị đĩa đệm
Người bệnh nên bước đi vừa phải tránh đi quá nhanh, hoặc bước đi quá chậm, quá ngắn, nếu không sẽ khiến cho cột sống phải chịu áp lực lớn làm cho tình trạng bệnh trở bên nặng hơn.
Thời lượng đi bộ thì từ 30 – 60 phút tùy theo bối cảnh phù hợp, không nên đi bộ liên tục trong quá trình tập luyện mà hãy chia nhỏ ra, mỗi lần đi khoảng 15 – 20 phút, nên đi vào buổi sáng sớm và chiều tối.
4. Lưu ý khi đi bộ dành cho người thoát vị đĩa đệm
Khởi động nhẹ nhàng, người bệnh nên khởi động chân tay nhẹ nhàng trong 5 phút để cho cơ thể làm quen dần với bài tập. Sau đó, bắt đầu đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày, lúc đầu nên đi nhẹ nhàng và sau đó tăng dần tốc độ, dứt khoát hơn.
Kết hợp kỹ thuật, bạn nên kết hợp phương pháo hít sâu thở đều, hít làm sao cho không khí vào tận sâu dưới cơ hoành, sau đó điều hòa nhịp thở để có thể đi bộ bền bỉ.
Đi bộ đúng kỹ thuật, đầu và lưng phải luôn hướng về phía trước, giữ thẳng, hai tay thả lỏng theo cơ thể và đánh một cách tự nhiên.Chân bước chậm rãi sau đó tăng dần theo tốc độ, bước đều.
Bạn nên lựa chọn một đôi giày vừa vặn, và một bộ quần áo phù hợp để giúp di chuyển thoải mái hơn. Không nên ăn uống, cười đùa hay nghe nhạc trong quá trình đi bộ. Dinh dưỡng cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin D, canxi. Trong sinh hoạt hằng ngày cần chú ý không mang vác vật nặng hay cố gắng với lấy những đồ vật ở quá cao.
5. Thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ
Chuyên gia khuyên là không nên nếu bị nặng, bởi khi mắc căn bệnh này, cột sống và đĩa đệm của người bệnh chỉ cần tác động bởi 1 lực nhỏ cũng có thể gây ra cơn đau nhức kinh khủng. Khi chạy bộ, áp lực của việc di chuyển gây ra cho cột sống và các đĩa đệm là cực kì lớn.
Với trường hợp bệnh nhân chỉ bị ở mức độ nhẹ vẫn có thể chạy bộ được, nhưng đặc biệt lưu ý là chạy chậm và hết sức nhẹ nhàng, chạy từ 10 – 15 phút sau đó kết hợp đi bộ chứ không nên chạy liên tục khoảng thời gian dài. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trong trường hợp này.
Nên kết hợp tập luyện với các bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu, lá lốt để tăng cường hiệu quả hơn.
Không tự ý mua các loại thuốc tây y về sử dụng, mà không có sự giám sát của các y bác sĩ có chuyên môn.
Bình luận ({{newsComments|number}})