Xử lý chấn thương

Tìm hiểu về hội chứng dải chậu chày trong chạy bộ và cách phòng ngừa hiệu quả

Chạy bộ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng có thể dẫn đến những vấn đề chấn thương, trong đó hội chứng dải chậu chày (IT Band Syndrome) là một vấn đề phổ biến. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng này, từ triệu chứng đến cách chẩn đoán và điều trị. 

1. Triệu chứng

Hội chứng dải chậu chày thường bắt đầu bằng những triệu chứng như cơn đau nóng rát bên mặt ngoài khớp gối, ngoài ra có thể là mặt ngoài của phần đùi dưới hoặc hông. Cơn đau gia tăng dần dần, tăng nhiều hơn khi bước, nâng gối cao, đi lên xuống cầu thang hoặc đứng lên khi đang ngồi.

 

2. Nguyên nhân 

Hội chứng dải chậu chày thường gặp nhất ở những người có hoạt động mạnh, liên tục đến khớp gối như chạy bộ, đạp xe đạp, cầu thủ bóng đá…Hoặc ép bản thân vận động quá sức gây căng thẳng.

Ngoài ra cũng có một số những yếu tố được coi là góp phần trong việc gia tăng sự xuất hiện hội chứng này:

  • Tiền sử đã gặp chấn thương vùng dải chậu chày
  • Chạy bộ hoặc đi bộ nhiều trên bề mặt không bằng phải (nghiêng, dốc..)
  • Viêm khớp gối, viêm bao hoạt dịch khớp gối
  • Chiều dài hai chi dưới mất cân bằng
  • Chân vòng kiềng
  • Bàn chân phẳng
  • Đi không đúng loại giày phù hợp.

3. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt 

Nếu có những biểu hiện nêu trên hoặc những nghi ngờ, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa Cơ khớp để được thăm khám sớm nhất.

Dựa vào khai thác tiền sử kết hợp thăm khám lâm sàng, đa phần hội chứng dải chậu chày được chẩn đoán chính xác thông qua những bài Test.

Tuy nhiên, có những triệu chứng trùng nhau giữa các mặt bệnh, bác sỹ có thể dùng thêm các thăm khám cận lâm sàng như Chụp cộng hưởng từ để giúp việc chẩn đoán chính xác bao gồm:

Viêm gân Popliteal: Gân Popliteal là gân nối giữa xương đùi và cơ nằm sau đầu gối (khoeo). Viêm vùng gân gây nên đau vùng sau đầu gối, đối khi cơn đau có thể lan ra mặt ngoài và có thể xuất hiện sự mất ổn định khớp.

Rách dây chằng bên mác: nằm cùng phía với phần đi qua khớp gối của dải chậu chày, tổn thương dây chằng bên mác có thể có những triệu chứng tương tự.

Viêm bao hoạt dịch hoặc tổn thương xương bánh chè: dùng đến MRI khớp gối để không nhầm lẫn với hội chứng dải chậu chày.

4. Điều trị 


Tùy vào mức độ tổn thương, các bác sỹ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp với bạn, có thể gồm những phương pháp sau đây:

  • Nghỉ ngơi khớp: đây là bước đầu tiên trong quá trình điều trị khi bạn được chẩn đoán mắc hội chứng này.
  • Băng thun ép gối: việc băng cố định tăng sự ổn định cho khớp, tránh việc trượt gây ma sát lớn vùng gân.
  • Chườm lạnh: việc dùng nhiệt lạnh giúp bạn giảm bớt cơn đau và làm giảm quá trình viêm.
  • Dùng thuốc: có thể bạn sẽ được bác sỹ nhóm thuốc chống viêm không Steroid (NSAID). Ngoài ra có thể dung dạng NSAID tại chỗ (bôi lên da) nếu bạn không dung nạp được đường uống như Ibuprofen hoặc Naproxen.
  • Vật lý trị liệu: các nghiệm pháp trị liệu như các bài tập chân, việc tác động để tăng cường máu nuôi vùng tổn thương hoặc lấy lại sức mạnh cho chân và trả lại những cử động vướng mắc.
  • Tiêm Steroid (cortisone): việc tiêm Cortisone tại chỗ có thể được thực hiện khi các phương án điều trị trên không mạng hiệu quả từ 06 đến 12 tuần.
  • Phẫu thuật: chỉ khi bị nặng hoặc sau 06 tháng khi đã áp dụng những biện pháp điều trị nêu trên, nếu tiến triển bệnh không cải thiện, chỉ định phẫu thuật là cần thiết để giải thoát, làm sạch điểm ma sát gây tổn thương.

5. Phòng ngừa 

Để ngăn ngừa hội chứng dải chậu chày, hãy tăng cường hoạt động dần dần, chọn giày và địa hình phù hợp, tránh luyện tập quá mức, và kết hợp với chạy lùi để cân bằng lại áp lực lên cơ bắp.

Hiểu rõ về hội chứng dải chậu chày là cách để phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Đừng ngần ngại hỏi thăm bác sỹ nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến chạy bộ và hoạt động thể dục.

Bình luận ({{newsComments|number}})